Cách Chọn Tên Miền: Những Điều Nên và Không Nên

Hiểu cách chọn tên miền là một phần quan trọng khi tạo lập một trang web.

Chọn một tên miền là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ chủ sở hữu trang web nào, vì tên miền có khả năng xua đuổi hoặc thu hút khách hàng đến với trang của bạn.

Nếu được chọn đúng, nó có khả năng cải thiện SEO, gây ấn tượng với người đọc và nâng cao thương hiệu của bạn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cách chọn tên miền sẽ mang lại nhiều lợi ích. Sử dụng các mẹo của chúng tôi để tìm một tên miền lý tưởng cho trang web và thúc đẩy sự hiện diện trực tuyến của bạn.

Dù không hoàn toàn chính xác và ít có quy tắc tuyệt đối, vẫn có một số nguyên tắc để lựa chọn một tên miền giúp bạn phản ánh đúng và giúp ích cho thương hiệu.

Các yếu tố tạo nên một tên miền hay

Có hàng trăm phần mở rộng tên miền có sẵn trên internet và một số phần mở rộng phổ biến nhất bao gồm:

  • .com – hoàn hảo cho các trang web thương mại
  • .org – tuyệt vời cho các tổ chức
  • .net – thường được sử dụng cho các mạng công ty và thương hiệu
  • .info – tuyệt vời cho một dự án thông tin hoặc một trang web sự kiện

Nếu bạn không chắc nên chọn phần mở rộng tên miền nào, thì .com là lựa chọn an toàn nhất. Mặc dù ban đầu nó được dành cho các trang web thương mại, nhưng nó đã phát triển để bao gồm hầu hết mọi loại trang web.

Độ dài
Tên miền càng ngắn càng tốt. Tên miền ngắn thì sẽ dễ nhớ và dễ nhập hơn, và người dùng có nhiều khả năng tìm thấy bạn hơn. Tên ngắn hơn cũng dễ nổi bật hơn vì mọi người không phải đọc nhiều. Tên miền không nên dài quá 2-3 từ.

Đơn giản
Tên miền nên đơn giản, dễ nhớ để mọi người có thể gõ lại chính xác. Tên miền gồm những từ phức tạp và không thông dụng sẽ rất khó nhớ và khó viết đúng chính tả.

Từ khóa
Từ khóa liên quan giúp người dùng tìm thấy bạn trong kết quả tìm kiếm và nhận biết ngay được hoạt động kinh doanh của bạn. Từ khóa có thể bao gồm những sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp (như “cà phê” hoặc “dọn dẹp”) hoặc thậm chí là vị trí của bạn. Việc thêm vị trí của bạn (như “miami”) vào tên miền có thể giúp nhắm đến những khách hàng và người dùng tại địa phương.

Tên thương hiệu
Tên miền của bạn nên phản ánh thương hiệu và ngược lại. Thương hiệu cần có thời gian để phát triển và việc thêm tên thương hiệu độc đáo vào miền sẽ giúp bạn nổi bật, được nhiều người biết đến, từ đó tăng số lượt truy cập vào trang web. Khi tạo tên thương hiệu và tên miền, hãy đảm bảo rằng bạn không sử dụng tên thương hiệu hoặc nhãn hiệu nào đã tồn tại.

Tên trang web
Tuy điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng tên miền của bạn nên giống với tên thương hiệu hoặc càng gần giống càng tốt. Mọi người sẽ cảm thấy bối rối nếu nhập tên miền của bạn, nhưng lại được chuyển đến một trang web có tên hoàn toàn khác.

Chỉ cần tốt, không cần hoàn hảo
Nhiều người tốn rất nhiều thời gian để chọn cho được một cái tên hoàn hảo, thay vì dành thời gian để xây dựng một thương hiệu tuyệt vời bên cạnh một tên miền đủ tốt. Đừng vì cố chọn một tên miền hoàn hảo mà mãi không thể bắt đầu kinh doanh hoặc khởi động dự án.

Một tên miền trung bình vẫn tốt hơn là không có.

Những điều cần tránh

Một số yếu tố có thể tác động tiêu cực đến cảm nhận của mọi người về tên miền của bạn, chẳng hạn như:

  • Dùng số hoặc dấu gạch ngang trong tên miền. Những ký tự này khó nhập và có thể làm giảm cảm giác tin cậy đối với trang web và doanh nghiệp của bạn.
  • Những từ kỳ cục hoặc dễ bị đánh vần sai (như “chanh”/”tranh”). Việc này có thể khiến người khác khó tìm trang của bạn hơn.
  • Lỗi chính tả. Những lỗi này có thể làm trang web của bạn có vẻ đáng ngờ và khiến người dùng lo lắng rằng đó là trang web lừa đảo hoặc chứa phần mềm độc hại.
  • Tên thương hiệu hoặc nhãn hiệu đã được công ty khác sử dụng. Bạn tuyệt đối không được để những tên này xuất hiện trong tên miền của mình. Nếu cố đưa những tên đó vào tên miền thì bạn có thể bị khởi kiện còn miền của bạn thì bị tạm ngưng.

Bây giờ bạn đã nắm được một số nguyên tắc quan trọng, các bước tiếp theo cần làm là tìm tòi, nghiên cứu và xem những miền có thể dùng. Khi thực hiện quy trình này, hãy nghĩ thêm một số tên dự phòng trong trường hợp tên miền bạn muốn không sử dụng được.